Âm thanh số đã được tạo ra từ nhiều năm nay. Và cùng với sự phát triển của nó, rất nhiều các loại định dạng âm thanh đã ra đời. Vậy sự khác biệt giữa các loại định dạng âm thanh này là gì ???
Trước khi nói về các loại định dạng âm thanh thường gặp, ta cần tìm hiểu một chút về những yếu tố căn bản của định dạng âm thanh. Đầu tiên là “điều biến mã xung” (PCM – Pulse Code Modulation) sau đó ta sẽ đến với các loại định dạng nén.
PCM AUDIO: Nơi mọi thứ khởi nguồn
“Điều biến mã xung” (PCM) được tạo ra từ năm 1937 và là tiền thân cho các loại âm thanh analog. PCM được đặc trưng bởi hai thành phần: tần số mẫu (sample rate) và độ dày của bit (bit depth).
“Tần số mẫu” (sample rate) cho ta biết số lần biên độ rung mỗi giây của sóng âm thanh, còn “độ dày bit” (bit depth) thể hiện số lượng bit của thông tin đo được từ mỗi mẫu âm thanh, nó tương ứng với độ phân giải của mỗi bộ dữ liệu âm thanh số.
“Âm thanh thực” như chúng ta vẫn nghe thấy hàng ngày là một dải tần kéo dài liên tục. Đối với thể giới số chuyện lại khác, để làm rõ cách hoạt động của âm thanh số, chúng ta hãy so sánh nó với hình ảnh số. Trong các đoạn video sử dụng công nghệ số, những gì chúng ta nghĩ là đang vận động hay trôi chảy thực chất chỉ là một chuỗi các hình ảnh tĩnh.
Âm thanh số cũng như vậy. Biên độ của sóng âm thanh không hề “trôi chảy” hay “vận động” mà thay đổi theo những chuẩn nhất định trong một khoảng thời gian cho trước.
**) Âm thanh CD là gì :
Âm thanh được ghi trên đĩa
CD và định dạng file âm thanh
WAV được sử dụng chuẩn định dạng pulse-code modulation
(PCM ) (tạm dịch là điều biến nhịp, nghĩa là trong analog ta thấy 1 tần số sine diễn tả âm thanh, nhưng trong kĩ thuật số ta không thể có sóng sine mà người ta sử dụng những "nhịp đập" cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả gần đúng nhất hình dạng sóng sine") . Đây là những tín hiệu âm thanh gốc và hoàn toàn không được nén.
Theo chuẩn PCM, mỗi giây âm thanh được lấy mẫu với tần số lấy mẫu 44.1KHz, và mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bit dữ liệu. Có nghĩa là trong 1 phút nhạc/âm thanh ta có:
44100 đợt lấy mẫu
x 2 kênh trái phải
x 2 bytes (16 bit = 2 bytes)
x 60 giây
= 10.584.000 bytes
= 10.1 Mb
Như ta đã biết, 1 CD thường có dung lượng là 750Mb, hoặc lưu được 74 phút nhạc, vì thế nếu bạn nhân con số 10Mb của mỗi phút nhạc cho 74 bạn sẽ thấy rõ tại sao CD nó lại như vậy
Như vậy tóm lại, 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là
1411kbps <- b="" br="" ch="" n="" s="" xin="" y="">
**) Lossless và các định dạng Lossless : +) Lossless Compression (Nén không mất dữ liệu)
Trong công việc hàng ngày với máy tính, hẳn không ít lần bạn đã nén 1 file tài liệu gửi cho đồng nghiệp. Có thể bạn đã sử dụng Zip hoặc Rar làm định dạng nén.
File tài liệu đc bạn nén sau khi qua Zip hoac Rar sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều nhưng khi người nhận nhận đc file, họ sẽ giải nén và có được file tài liệu gốc mà bạn đã tạo. Vậy Zip va Rar đã làm gì ? Nói đơn giản, đó là những thuật toán nhằm tìm ra những quy luật lặp của dữ liệu từ đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. (ví dụ ta có chuỗi: aaaaa bbbbbbb aaa 11111 , bạn thấy rằng cách diễn giải tốt hơn nhiều mà tốn ít chữ hơn là ax5 bx7 ax3 1x5). Đấy là 1 ví dụ rất đơn giản để bạn hiểu, còn thì nó phức tạp hơn rất nhiều . Như vậy khi người nhận nhận file và giải nén, Zip và Rar đóng nhiệm vụ sử dụng những chuỗi dữ liệu nén đấy tập hợp và tạo lại file gốc ban đầu.
Đó cũng là mục đích của định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossess). Với cấu trúc trên của zip hoặc rar thì bạn có thể thấy rõ rằng đ/v lossless audio, nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại. Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc , thường sẽ là 1/2 . Do đó mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 Mb.
Khi giải nén hoặc khi nghe lossless điều chắc chắn ta đạt được đó chính là tín hiệu gốc của âm thanh CD (44.1Khz, 16bit, 1411Kbps) . Điều này là cứu nhân cho mọi người yêu âm nhạc luôn đòi hỏi âm thanh trung thực nhưng không có điều kiện có CD gốc hoặc muốn sử dụng máy tính làm nơi lưu trữ albums.
+) Các định dạng Lossless :
FLAC, ALAC, APE- FLAC: Free lossless audio codec :
là một định dạng khá được ưa chuộng hiện nay và cũng có khá nhìu máy nghe nhạc hỗ trợ định dạng này, việc giải mã flac không phụ thuộc vào quá trình mã hóa, tức là mã hóa chậm nhưng giải mã vẫn khá nhanh, flac hiện nay có 9 level chia theo mức độ từ 0-8, và bitrate giao động trong khoảng 600- 1100 kbps, ở level càng cao thì thời gian mã hóa càng lâu để dung lượng giảm xuống.
Có lẽ các bạn sẽ nói dung lượng và bitrate giảm thì chất lượng sẽ giảm chứ. Không, nó như kiểu nén file với winrar, file nén nhỏ đi rất ít nhưng vấn phục hồi nguyên gốc của file ban đầu, flac cũng vậy, chúng ta vẫn khôi phục được về wav để ghi đĩa mà không mất đi dữ liệu như mp3.
- APE: Monkey's audio Đây cũng là định dạng lossless thông dụng, tuy nhiên nó chưa phổ biến trên các máy mp3 bằng flac vì một chip âm thanh giải mã mp3 là hiển nhiên và việc giải mã flac không phức tạp hơn mp3 bao nhiêu, vì thế chẳng ngại gì mà các nhà sản xuất ko apply flac vào chip âm thanh, với APE thì khó hơn, hiện nay các máy cowon và sansa có hỗ trợ APE.
- ALAC còn gọi là M4A: Apple lossless audio codeĐịnh dạng này được sáng lập bởi apple, dành riêng cho các thiết bị của họ, sau này nó trở nên phổ biến hơn khi đc sử dụng trên các thiết bị của hãng khác, tuy nhiên vẫn không phổ biến như flac hay Ape
Chú ý :
FLAC khác gì APE ? :
Điều này cũng giống nhu bạn so sanh Zip với Rar ở chỗ thằng nào cũng lossless nhưng giải thuật và cty tạo nên là khác nhau, độ phức tạp của ape hơn flac .Hiện tại Flac đang thắng thế, maximum compression của Flac vào khoảng 1/2 file wave gốc. Nhưng lập lại lần nữa là chất lượng của nó là như nhau và bằng file gốc.
Còn vài định dạng không thông dụng và rất ít gặp nhưng ko đề cập đến, chỉ nói tới những định dạng chúng ta hay gặp trên mạng và hay dùng mà thôi
Nếu Lossless (FLAC) hay vậy người ta đẻ CD ra làm gì?Trả lời: Nó nằm ở lịch sử. CD phát minh vào đầu thập kỷ 80 khi đó người ta phải tính đến chuyện làm sao có thể phổ biến đại trà nó và các thiết bị playback (decode) phải đủ rẻ để có thể bán được. Chính vì vậy họ không có cả khái niệm buffer hay bất cứ algorithm nào về compress, chỉ cần 1 con DAC (Digital to Analog Converter) bạn đã có thể play được dĩa CD.
Ngày nay hầu như cái player nào cũng có 1 con chip hoặc HW decoder. Và nếu bạn biết FLAC decoder chỉ có độ phức tạp vào khoảng 2 lần MP3 chuyện apply FLAC vào chip là cực kỳ dễ dàng. Tuy nhiên thời hiện đại nó lại nảy ra 1 vấn đề chính: BẢN QUYỀN. Vì là lossless codec nên người nhận được nó hoàn toàn có thể tái tạo thành CD gốc và gây thiệt hại cho người sản xuất. Chính vì vậy các đại gia cố gắng nhét DRM vào trong để có thể quản lý được (như WMA hay AAC) nhưng nó lại không thông dụng bằng FLAC còn các nhà sản xuất thì lại bị ép không support các định dạng không có DRM bảo vệ. Và vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong các thiệt bị cho dân audiophile.
Hầu hết mọi người đều ko phân biệt được 2 cái này nếu chỉ dùng tai , vì:
1. Play cd: đọc cd - đưa pcm data vào dac - analog to speaker
2. Play flac: đọc file flac - decode flac thành pcm - đưa pcm vào dac - analog to speaker
2 phần sau giống y nhau, và decode flac sang pcm là lossless và bảo đảm y như bản gốc
**) LOSSY và các định dạng LOSSY : MP3, AAC, WMA, VorbisLOSSY compression ( Nén mất dữ liệu )
Với sự phát triển của PC và internet, nhu cầu chia sẻ thông tin và nhạc càng ngày càng được đòi hỏi cao. Nhưng người ta không thể nào gửi cả album nhạc đến 700Mb qua internet với tốc độ èo uột 56kps thời đấy được. Do đó các nhóm nghiên cứu, các tổ chức, và nhiều công ty khác nhau đã cố gắng tìm ra những định dạng âm thanh mới sử dụng những thuật toán riêng để nhằm giảm bớt dung lượng dữ liệu cần đề diễn tả âm thanh gốc cùng lúc đó cố gắng giữ cho âm thanh gần với âm thanh gốc nhất.
Có rất nhiều định dạng khác nhau đã ra đời như mp3, wma, aac, ogg, mpc, atrac, ... Chúng hoạt động gần giống nhau nhưng mỗi định dạng có 1 thuật toán khác nhau để xác định xem giữ lại mẫu âm thanh nào, bỏ mẫu âm thanh nào , hoặc điều chỉnh mẫu âm thanh thế nào. Thế thì tại sao lại có thể bỏ, hoặc giữ ? Vì theo lí thuyết tai con người sẽ rất khó nhận ra sự hiện diện của 1 tần số âm thanh nhất định nào đó (có thể là quá 20Khz). Việc bỏ đi 1 phần dữ liệu âm thanh này giúp cho các định dạng âm thanh mất dự liệu như Mp3 có thể giảm dữ liệu cần thiết để diễn tả 1 lần lấy mẫu (sẽ ít hơn rất nhiều so với 16bit cho 44100 lần 1 giây như của âm thanh gốc).
Ngoài ra các định dạng âm thanh này còn tạo ra những âm thanh giả nhằm đắp vào những phần nó đã loại bỏ, điều này là thực sự không thể chấp nhận được, nó tạo ra những âm thanh ta hay gọi là "éo éo" hoặc vang hoặc méo hẳn so với âm chuẩn, đối với những file được nén với bitrate càng thấp thì hiện tượng này xảy ra càng nhiều (ví dụ điển hình nhất: bạn hãy nghe thử 1 đoạn khán giả vỗ tay của 1 file mp3 và 1 track trong CD gốc hoặc 1 file nén không mất dữ liệu (lossless) sẽ ngay lập tức nhận ra. Vì sao tiếng vỗ tay lại gây ra nhiều vấn đề như vậy ? Bởi vì tiếng vỗ tay là 1 âm thanh hỗn hợp ngẫu nhiên, nếu trong âm thanh chuẩn gốc nó sẽ được diễn ta đầy đủ, thế nhưng với âm thanh nén, định dạng nén buộc phải "ép" bitrate của mình vào khoảng cho phép do đó nó tạo ra những âm thanh vỗ tay đều đều nhau rất ít sự khác biệt hoặc bị hiệu ứng vang).
Chúng ta thường thấy rằng Mp3 hay được nén với bitrate là 128, hoặc 192, hoac 320 kilobit 1 giây (kbps) . Bạn có thể nhận thấy rằng nó chỉ bằng 1/10 so với biterate của WAV (1411kbps) đó là lí do tại sao 1 phút nhạc mp3 128kbps chỉ tốn khoảng 1Mb.
Đúng là trong 1 số trường hợp nhất định, hoặc 1 dạng âm thanh/nhạc nào đó, sẽ rất khó phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh gốc và mp3. Bên cạnh đó các thuật toán nén của các định nhạc mất dữ liệu đã được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng không có gì hoàn hảo, và chắc chắn cái gì đã mất đi thì sẽ làm cho nó hỏng đi. Đặc biệt là âm thanh. Đối với những album nhạc như vocal, nhạc cụ , hay đặc biệt là cổ điển thì đây là 1 tai họa, vì với những album nhạc này, thường những nhạc cụ được sử dụng hoặc giọng hát có tần số âm thanh rất cao hay rất trầm do đó rất nhiều dự liệu đã bị loại bỏ hoặc điều chỉnh khác đi so với thực tế.
Mp3, âm thanh nén, nhiều người cho rằng chỉ thích hợp với nhạc Pop hoặc các dạng nhạc bình thường khác.
MP3 – MPEG 1 Audio Layer 3 là định dạng âm thanh “dễ mất dữ liệu” phổ biến nhất hiện nay. Cho dù vấn đề về bằng sáng chế đối với sản phầm này vẫn còn chưa được giải quyết.
Vorbris - Một loại định dạng “dễ mất dữ liệu” miễn phí với mã nguồn mở. Thường được sử dụng cho các game PC như Unreal Tournament 3
AAC – Advanced Audio Coding : một loại định dạng chuẩn hiện nay được sử dụng cho loại video MPEG 4. Nó được rất nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng tương thích với các hệ thống quản lý quyền sử dụng kĩ thuật số (Digital rights management – DRM) chẳng hạn như phần mềm Fairplay của Apple. Sự vượt trội so với định dạng MP3, và đặc biệt là người ta có thể chia sẻ những nội dung trong định dạng này một cách thoải mái mà không cần thủ tục nào cả.
WMA - Windows Media Audio : định dạng âm thanh “ dễ mất dữ liệu” của Microsoft. Định dạng này đầu tiên được phát triển và sử dụng nhằm tránh những vấn đề giấy phép cho các sản phẩm sử dụng định dạng MP3. Tuy nhiên, nhờ những cải tiến liên tục cùng khả năng tương thích với các hệ thống kiểm duyệt quyền quản lý kĩ thuật số (DRM), WMA vẫn rất phổ biến cho đến khi iTunes trở thành nhà vô địch trong thế giới nhạc DRM.
Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng các loại định dạng “dễ mất dữ liệu” cho những âm thanh ta nghe và lưu trữ trên máy tính. Chúng được thiết kế để tiết kiệm “không gian sử dụng” cho ổ đĩa cứng của bạn. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng những loại định dạng khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như: Loại chương trình chạy âm thanh số mà bạn sử dụng, dung lượng ổ đĩa của bạn hay chất lượng của phần mềm phát hiện lỗi trong máy của bạn.
Ngày nay, với một chiếc máy tính bạn có thể chạy gần như mọi chương trình âm thanh. Hầu hết các chương trình âm thanh có thể chạy những file thuộc định dạng “dễ mất dữ liệu”, và chúng ngày càng được phát triển để sử dụng được các định dạng không mất dữ liệu như FLAC hay APE. Trong khi đó, các chương trình của Apple thì gắn với các định dạng MP3, ALAC và AAC.
**) Hoạt động của việc ghi CD nhạc:
Như đã đề cập, định dạng âm thanh của CD là PCM 1411kbps. Và đầu vào của nó cũng phải ở định dạng PCM 1411kbps. Do đó khi ta ghi 1 CD nhạc việc đầu tiên của 1 trình ghi đĩa là nó phải convert (chuyển) bất kì định dạng cho vào ra WAV , bất kể nó là mp3 hay ape, lossy hay lossless. Đó là lí do vì sao mà ngoài mp3 thường được hỗ trợ sẵn, đ/v các định dạng âm thanh khác ta phải cần plugin cho trình ghi đĩa mới có thể ghi đc.
Như thế bất kì định dạng nhập vào là gì trước khi ghi ra đĩa ta sẽ có 1 dữ liệu âm thanh định dạng WAV, mà WAV thì luôn là PCM 1411kbps. Cho nên dù dữ liệu vào "xấu" hay "đẹp" nó cũng sẽ đc cho mặc 1 cái áo được dệt bởi 1411 kí sợi để ghi ra CD. Tại sao cùng 1 album, ta có 2 định dạng mp3 và ape , mp3 chỉ 50Mb, ape đến 200Mb mà ghi ra đĩa vẫn đầy, vẫn cùng ngần đấy phút nhạc ? bạn đã có câu trả lời tại sao.
**) Hoạt động của việc nén CD nhạc:Như vậy sau khi ghi ra CD 1 rổ dữ liệu "xấu" đấy, nếu bạn sử dụng nó để đọc trong máy sẽ vẫn thấy rằng bitrate của nó là 1411kbps . Tiếp theo nếu bạn sữ dụng software để rip CD này và xác định bitrate là 320 hay cao hơn đi nữa thì nó sẽ vẫn thực hiện công việc nén 1411kbps dữ liệu "xấu" đấy trở thành 320. Nhưng cũng phải nói thêm rằng dù nén 320kbps nhưng đữ liệu "xấu" của bạn sẽ càng trở nến xấu hơn vì chính trong lúc nén ở 320kbps, nó sẽ tiếp tục bị mất tiếp dữ liệu. Đã xấu lại càng xấu . Vậy theo lí thuyết bài trước, để giữ nguyên độ "xấu" gốc bạn chỉ có cách nén ở định dạng lossless không mất dữ liệu ... "xấu".
Phần lớn, hay không muốn nói là tất cả những đĩa nhạc copy (cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại) mà ta thấy ngoài tiệm đều là ghi ra đĩa với nguồn là mp3 trong máy tính. Bạn có rip với bất kì định dạng nào thì chất lượng vẫn là hàng phế phẩm, không nói gì chất lượng CD, mà chất lượng âm thanh không thể nào bằng đĩa gốc.
Vậy với lossless nó sẽ thế nào ? Cũng vẫn thế, nhưng khi ape được trình ghi đĩa giải nén ra wav ta sẽ có lại dữ liệu đẹp ban đầu ở 1411kbps, tạo ra 1 đĩa CD chuẩn ở 1411kbps, rồi ta lại rip lossless, rồi lại ghi ra . Cho dù bao nhiêu lần đi nữa thì dữ liệu vẫn (có thể) được giữ nguyên. Nói có thể là vì nó còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng CD, chất lượng đầu đọc , 2 thứ đấy có đảm bảo được cho sự an toàn, hoàn chỉnh của dữ liệu khi ghi và đọc hay không. Vì thế mà người ta luôn nói là với CD thì phải là TDK, ổ đĩa thì phải là Plextor , hơn nữa khi ghi hay đọc thì chỉ ở tốc độ 1x , vâng 1x , như thế mới giảm thiểu tối đa số lỗi đọc ghi.
Công nghệ ghi đĩa và loại đĩa đc sử dụng là rất quan trọng do đó đĩa hiệu mới đắt như vậy. Ngoài ra còn có đủ loại đĩa dành cho dân audiophile như đĩa vàng, đĩa thủy tinh. Công nghệ thì có XRCD, DCC, Chesky, MFSL ,... rất rất nhiều . Sự khác nhau của họ là cách thức xử lý tín hiệu gốc đạt đến độ hoàn chỉnh, sau đó sử dụng công nghệ máy móc được phát triển riêng để ghi lên đĩa đặc hiệu, máy ghi đĩa luôn đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra, dữ liệu không bi nhiễu, và khi ghi lên bề mặt đĩa đạt đc hiệu quả tối ưu.
***) Chốt lại :Bài viết này với mục đích định nghĩa được sự khác nhau giữa 3 định dạng file âm thanh WAV, FLAC và MP3
Định dạng file .wav, .flac và .mp3 không những là 3 định dạng khác nhau của các file âm thanh được lưu trữ trên máy tính mà còn đại diện cho 3 cách lưu trữ âm thanh khác nhau, không nén (uncompressed), nén nhưng bảo toàn nội dung (lossless) và nén không bảo toàn nội dung (lossy).
WAV là dạng file âm thanh không nén
Flac là dạng âm thanh nén nhưng không mất dữ liệu
Mp3 là dạng âm thanh nén bị mất dữ liệu
Vậy thì nên lưu lại các file âm thanh theo định dạng nào? Điều này còn tùy vào việc bạn muốn nghe âm thanh như thế nào, bạn đòi hỏi chất lượng âm thanh ra sao và một điểm quan trọng nữa là thiết bị phát âm thanh của bạn (loa, headphone…) đáp ứng được tới đâu. MP3 nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đại chúng, thế nhưng nếu bạn muốn nghe nhạc chất lượng cao, bạn là người có khả năng thẩm âm tốt và bạn có một dàn loa xịn để nghe nhạc thì chả tội gì không sử dụng FLAC và các định dạng tương tự cả . Vấn đề là bạn có cảm nhận được sự khác nhau của ba định dạng này không ? Nó khác nhau đủ cho bạn cảm nhận được nếu:
- Bạn nghe loại nhạc có sự thay đổi lớn hay đột ngột về âm sắc nhạc cũ, các quãng lên xuống bất thường. Rõ rang nhất là nhạc jazz hay giao hưởng
- Bạn có 1 giàn âm thanh đủ tốt , Xin đừng test bằng headphone rẻ tiền
- Lỗ tai của những người nhạy cảm sẽ có cảm nhận tốt hơn so với lỗ tai của người bình thường
Nếu bạn không phân biệt hoặc không cảm nhận được sự hay - dở của các định dạng khác nhau, hoặc tệ hơn là không cảm nhận được cái hay - dở của nén thấp với nén cao thì giải pháp tốt nhất vẫn là: "Càng ít càng tốt" hoặc "càng nhỏ càng đỡ tốn"
Nếu bạn cảm nhận được , cảm thấy khó chịu khi nghe những bản nhạc chất lượng thấp và khoái lossless thì bạn đã bước vào thế giới của Audiophile , và cũng đồng nghĩa bạn sẽ mất khá nhiều tiền cho đam mê này của mình ^^
**) Làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC ,laptop ? Phần mềm nghe nhạc Foobar 2000
Foobar2000 dù trình diện rất đơn giản nhưng được xếp vào hạng Audiophile - PC , thậm chí thật ko quá khi nói nó là phần mềm playback audio trên PC hay nhất hiện nay. Và đặc biệt, nó có thể rip từ loseless -> lossy với biterate cao ngất ngưỡng ( max khoảng 400kbps - VBR, 512kbps - ABR). Vì vậy, nên dùng F2k khi nghe hoặc rip audio bởi: đơn giản- dể dùng- hay - miễn phí.
Chú ý ( sưu tầm một bác khá già làng bên VOZ) :
có 1 sự thật ta phải chấp nhận đó là đừng xài máy tính để nghe nhạc nếu muốn nghe sự khác biệt. Với soundcard bình thường hoặc build-in vào trong board độ noise của âm thanh rất cao vì PC hay thậm chí laptop là một thiên đường tạo ra Noise với vô số linh kiện điện tử. Muốn loại trừ cái này mà vẫn xài Computer thì phải ráng sắm cái external DAC và dùng USB để output raw audio ra xa khỏi pc rồi mới dùng cái box đó để biến nó thành âm thanh. Có thể mới bớt noise.
- Và cũng đừng nghĩ cái player này nghe nhạc hay cái kia thì không. Nó có thể tốt hơn về sự tiện dụng về cách cấu trúc quản lý nhưng output thằng nào cũng giống như thằng nào (trừ sử dụng filter để thay đổi chất lượng nhưng nó là cheat và lợi bất cập hai). Sự khác nhau lớn nhất nằm ở Noise control và DAC nhưng những cái đó không dính gì đến 100% digital của máy tính.
Dân chơi khoái xài Foobar trên Win vì nó cho phép chọc ngoáy và chỉnh sửa bất cứ công đoạn nào từ khi nhận input đến khi ra thành phẩm cuối cùng và vì vậy nó rất thuận lợi cho những người thích drive cái chuỗi decode theo ý mình. Nhưng nếu để default không chính sửa thì nó chẳng khác quái gì cái player bèo nhất trên PC.
http://audio-no1.blogspot.com/2013/08/am-thanh-so-uoc-tao-ra-tu-nhieu-nam-nay.html ->