Có rất nhiều loài hoa cúc khác nhau, mỗi loài đều mang cho mình những vẻ đẹp và ý nghĩa riêng:
Dưới đây là ý nghĩa của loài hoa cúc trắng, hoa cúc vàng, cúc đại đóa, cúc vạn thọ, cúc tím, cúc đồng tiền... trong tình yêu và cuộc sống.
- Cúc tây: Chín chắn - tình yêu muôn màu.
- Cúc đại đóa: Lạc quan và niềm vui.
- Cúc tím (Thạch thảo): Sự lưu luyến khi chia tay.
- Cúc vàng: Lòng kính yêu, quý mến, nỗi hân hoan vui vẻ, tỏ sự chân thực, trong trắng.
- Cúc vạn thọ: Sự đau buồn, nỗi thất vọng, ganh ghét.
- Cúc Zinnia: Nhớ đến bạn bè xa vắng.
- Cúc Ba Tư: Sự trong trắng.
- Cúc đồng tiền: Chúc sống lâu.
- …
Ý nghĩa của các loài hoa cúc
- Cúc trắng: Lòng cao thượng - sự chân thực, ngây thơ, trong trắng.- Cúc tây: Chín chắn - tình yêu muôn màu.
- Cúc đại đóa: Lạc quan và niềm vui.
- Cúc tím (Thạch thảo): Sự lưu luyến khi chia tay.
- Cúc vàng: Lòng kính yêu, quý mến, nỗi hân hoan vui vẻ, tỏ sự chân thực, trong trắng.
- Cúc vạn thọ: Sự đau buồn, nỗi thất vọng, ganh ghét.
- Cúc Zinnia: Nhớ đến bạn bè xa vắng.
- Cúc Ba Tư: Sự trong trắng.
- Cúc đồng tiền: Chúc sống lâu.
- …
Cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ chính giữa hoa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy màu vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi.
Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.
Tên tiếng Anh của loài hoa này là Daisy - bắt nguồn từ một từ Saxon “day’s eye” - có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa cúc nở cùng với ánh sáng ban mai và khép lại những cánh trắng của mình khi trời chiều buông xuống.
Chúng ta tìm thấy rất nhiều hình ảnh của hoa cúc trên các gốm sứ của Ai Cập cũng như ở nhiều nơi khác trong vùng Trung Đông. Người Assyria - một đế quốc thời cổ đại ở Tây Nam châu Á, bành trướng từ vịnh Ba Tư đến Ai Cập và vùng Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên - đã dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại.
Nói đến những loài hoa quý, được dân gian ưa chuộng nhiều, người ta thường nói đến bộ "tứ bình" (bức tranh treo ở bốn phía quanh nhà), gồm có bốn loại hoa: Mai, Lan, Trúc, Cúc . Hoặc nói về "tứ quý" người ta muốn ám chỉ đến bốn loại cây cảnh : Tùng, Cúc, Trúc, Mai . Người xưa yêu hoa Cúcvì đó là loài hoa biểu lộ đặc tính "diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa" (nghĩa là lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân, dù héo rũ tàn khô, vẫn luôn bám lấy cành như người quân tử đầy chí khí suốt đời trung thành, theo đuổi lý tưởng chân chính của mình). Trong quốc huy nước Nhật cũng có hình hoa cúc, có lẽ cũng vì ý nghĩa cao quý đó.
“Marguerite” - tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.
Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành. Nếu một cô gái nhỏ nhắm mắt lại và hái một chùm cúc dại rồi đếm thì số hoa trong chùm hoa đó sẽ là số năm còn lại trước khi cô lấy chồng. Các thiếu nữ cũng thường bói tình yêu bằng cách lần lượt bứt từng cánh của một bông cúc dại đồng thời lập đi lập lại điệp khúc: “Yêu …. Không yêu …. Yêu …”
Một trong các nhà thơ lớn người Celte (Ailen) lại đưa ra một nguồn gốc về loài hoa cúc mang nhiều vẻ thần thoại hơn: Hoa cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên lên ngôi mộ của một hài nhi bởi những đôi tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé. Hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết đó đã lý giải phần nào vì sao hoa cúc (daisy) mang ý nghĩa sự trong trắng, ngây thơ.
Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.
Tên tiếng Anh của loài hoa này là Daisy - bắt nguồn từ một từ Saxon “day’s eye” - có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa cúc nở cùng với ánh sáng ban mai và khép lại những cánh trắng của mình khi trời chiều buông xuống.
Chúng ta tìm thấy rất nhiều hình ảnh của hoa cúc trên các gốm sứ của Ai Cập cũng như ở nhiều nơi khác trong vùng Trung Đông. Người Assyria - một đế quốc thời cổ đại ở Tây Nam châu Á, bành trướng từ vịnh Ba Tư đến Ai Cập và vùng Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên - đã dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại.
Nói đến những loài hoa quý, được dân gian ưa chuộng nhiều, người ta thường nói đến bộ "tứ bình" (bức tranh treo ở bốn phía quanh nhà), gồm có bốn loại hoa: Mai, Lan, Trúc, Cúc . Hoặc nói về "tứ quý" người ta muốn ám chỉ đến bốn loại cây cảnh : Tùng, Cúc, Trúc, Mai . Người xưa yêu hoa Cúcvì đó là loài hoa biểu lộ đặc tính "diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa" (nghĩa là lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân, dù héo rũ tàn khô, vẫn luôn bám lấy cành như người quân tử đầy chí khí suốt đời trung thành, theo đuổi lý tưởng chân chính của mình). Trong quốc huy nước Nhật cũng có hình hoa cúc, có lẽ cũng vì ý nghĩa cao quý đó.
“Marguerite” - tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.
Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành. Nếu một cô gái nhỏ nhắm mắt lại và hái một chùm cúc dại rồi đếm thì số hoa trong chùm hoa đó sẽ là số năm còn lại trước khi cô lấy chồng. Các thiếu nữ cũng thường bói tình yêu bằng cách lần lượt bứt từng cánh của một bông cúc dại đồng thời lập đi lập lại điệp khúc: “Yêu …. Không yêu …. Yêu …”
Blog hoa đẹp muốn giới thiệu với các bạn về Truyền thuyết của loài hoa cúc:
Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, một vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora - nữ chúa các loài hoa - đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.Một trong các nhà thơ lớn người Celte (Ailen) lại đưa ra một nguồn gốc về loài hoa cúc mang nhiều vẻ thần thoại hơn: Hoa cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên lên ngôi mộ của một hài nhi bởi những đôi tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé. Hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết đó đã lý giải phần nào vì sao hoa cúc (daisy) mang ý nghĩa sự trong trắng, ngây thơ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét