Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

[Audio] Thuật ngữ audio

Xử lý âm học (Acoustic treatment): Có ba loại thiết bị được dùng để xử lý âm học gồm tiêu âm, tán âm và phản âm. Tiêu âm khiến âm thanh loãng hoặc mỏng hơn, tán âm thay đổi đường đi của sóng âm với các chiều khác nhau, phản âm khiến âm thanh phản xạ trực tiếp theo chiều ngược lại.
Phân tần chủ động (Active Crossover): Phân tần chủ động gồm các linh kiện chủ động, phổ biến nhất là op-amp. Phân tần chủ động hoạt động ở các chế độ phù hợp với công suất đầu vào từ ampli. Phân tần động có bao nhiêu đường tiếng cần bấy nhiêu ampli để đánh ra loa.
Đầu vào của phân tần chủ động kết nối với ampli công suất, phân tần bao nhiêu đường tiếng cần từng ấy ampli để khuếch đại.
Dòng điện xoay chiều (Alternating Current - AC): Là dòng điện thay đổi định kỳ về hướng và cường độ.
Không khí (Ambience): Đặc điểm âm học của một không gian do các âm phản xạ quyết định. Một phòng có nhiều hồi âm được gọi là phòng “sống”, phòng ít hoặc không có hồi âm gọi là phòng “câm”.
Nhiễu xung quanh (Ambient Noise): Âm thanh xuất hiện trong phòng nhưng không xuất phát từ loa, nhạc cụ hoặc các nguồn phát âm khác.
AWG (American Wire Gauge): Là hệ thống đo độ dày của dây dẫn. Trị số AWG càng thấp thì độ dày càng cao.
Tăng âm (Amplifier): Là thiết bị để tăng mức tín hiệu. Ampli được dùng để tăng điện áp, dòng điện hoặc cả hai.
Biên độ (Amplitude): Khoảng cách giữa các đỉnh của sóng âm, tín hiệu biên độ càng lớn thì âm thanh phát ra càng to.
Tương tự (Analog): Sự mô tả sóng âm một cách liên tục. Ngược lại, kỹ thuật số (digital) mô tả các giá trị ước tính trong các khoảng thời gian rời rạc.
Phòng câm (Anechoic): Không có tiếng vọng. Một phòng không có tiếng vọng là phòng không có âm phản xạ.
Bất đối xứng (Asymmetrical): Thường dùng để mô tả âm thanh của một thiết bị không cân bằng, lệch trục giữa.
Suy yếu (Attenuate): Sự suy giảm về mức độ, cường độ của tín hiệu, của âm thanh.
Tần số âm thanh (Audio frequency): Dải âm mà tai người nghe thấy, thông thường từ 20 Hz đến 20 kHz.
Trục (Axis): Đường/trục tưởng tượng chạy từ loa tới vị trí người nghe.
Vách (Baffle): Trong mỗi chiếc loa, thuật ngữ vách thường được dùng để chỉ tấm chắn phía trước gắn mặt loa.
Giắc bắp chuối (Banana Plug): Là đầu nối có hình bắp chuối với chiều rộng chừng 1/8 inch, chiều dài khoảng 1 inch được cắm thẳng vào lõi của cọc đấu nối phía sau loa hoặc ampli.
Dải thông tần (Bandwidth): Một dải tần số cụ thể.
Tiếng trầm (Bass): Âm trầm trong dải âm thanh với tần số phân bổ từ 0Hz cho tới 200Hz.
Thùng loa cộng hưởng (Bass Reflex): Là loại thùng loa sử dụng một khoang riêng hoặc ống dẫn để tăng cường tiếng trầm.
Âm thanh hai cầu (Bi-amping): Thuật ngữ chỉ việc sử dụng hai ampli riêng rẽ để đánh riêng cho từng loa. Việc chơi âm thanh hai cầu (thông thường) đòi hỏi một bộ phân tần chủ động bên ngoài để tách dải tần trước khi đưa tín hiệu đến các ampli tương ứng.
Cọc /trạm đấu loa (Binding Post): Cọc phía sau loa và ampli dùng để đấu nối với dây loa. Cọc này có nhiều hình dạng khác nhau, từ loại kẹp dây lỗ nhỏ, kẹp xoáy ốc cho tới kẹp bắt giắc càng cua hay lỗ nhận các đầu bắp chuối.
Lưỡng cực (Bipolar): Là loa mà trong đó các loa con được bắt trên các vách đối diện nhau. Các loa con chuyển động ra vào đồng thời - cùng pha. Ứng dụng này thường thấy trên các loa đặt phía sau hoặc loa surround.
Đấu dây đôi (Biwiring): Là việc sử dụng hai cặp dây loa đấu từ một ampli để đánh riêng rẽ cho dải trầm và dải cao trên một cặp loa.
CD (compact disc): Thuật ngữ thương mại đối với hệ thống lưu trữ âm thanh kỹ thuật số trên đĩa quang do Sony và Philips sản xuất. Hệ thống lưu trữ này có khả năng ghi tối đa 75 phút âm thanh số.
CD-R (compact disc-recordable): Loại đĩa compact chỉ có thể ghi dữ liệu một lần duy nhất.
CD-RW (compact disc-rewriteable): Loại đĩa compact có thể ghi dữ liệu nhiều hơn một lần.
Loa trung tâm (Center Channel speaker): Loa trung tâm được sử dụng để tái tạo giọng nói, hội thoại hoặc bất kỳ loại âm thanh nào khác được mix trong quá trình sản xuất đĩa. Trong ứng dụng gia đình, loa trung tâm thường được đặt ngay trên hoặc dưới tivi. Loa trung tâm đóng vai trò quan trọng, là chiếc cầu nối âm thanh từ loa đằng trước bên trái sang loa đằng trước bên phải. Chiếc loa này tạo nên sự liền lạc và thuyết phục đối với trường âm của một bộ phim.
Cáp chuyển (Coaxial cable): Là loại cáp trở kháng 75 ohm được sử dụng phổ biến để kết nối tivi với một số hệ thống ăng-ten của đài FM hoặc đài truyền hình. Thiết bị này cũng được sử dụng để kết nối bộ cơ của đầu đọc CD hoặc đầu đọc DVD tới bộ chuyển đổi DA.
Sự gắn kết (Coherence): Khi nghe nhạc, sự gắn kết ám chỉ việc âm thanh của hệ thống hài hòa và đồng nhất tới mức nào.
Nhuộm mầu (Coloration): Thuật ngữ ám chỉ âm thanh của hệ thống đã thêm thắt một số đặc điểm không giống với âm thanh nguyên bản. Việc nhuộm màu có thể khiến người nghe thấy âm thanh lọt tai, song về tổng thể âm thanh không còn được chính xác như tín hiệu ban đầu.
Bộ cơ CD (Compact Disc Transport): Thiết bị đọc thông tin dưới dạng nhị phân từ đĩa compact và chuyển tới bộ phận bên ngoài để hoán chuyển thành tín hiệu tương tự.

Cone (Nón loa): Là màng loa dạng nón được gắn vào cuộn dây âm để tạo sóng dao động trong không khí giúp đôi tai cảm nhận được âm thanh.
Crossover (Phân tần): Là bộ phận thụ động (trong một thùng loa) hoặc chủ động (trong bộ xử lý) phân chia các dải tần cụ thể tới từng loa con riêng biệt của mỗi hệ thống loa. Nếu không có bộ phân tần thì mỗi củ loa sẽ chịu toàn bộ dải tần qua nó.
Crossover Frequency (Tần số cắt): Là tần số mà hệ thống phân tần của loa chọn để đưa tín hiệu audio vào mỗi loa con.
Crossover Slope (Độ dốc tần): Ở điểm các loa con suy hao khi phải thể hiện các tần số không mong muốn, được tính bằng dB/oct. Chỉ số này càng cao thì độ dốc càng lớn, sẽ thu hẹp lại những vùng mà ở đó, âm thanh chuyển từ loa này sang loa khác.
DAC - Digital to Audio Converter (Bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự): Là thiết bị chuyển/giải mã chuỗi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự.


Damping (Tiêu tán): Sự suy yếu của của của tần số cộng hưởng theo thời gian.
Damping Material (Vật liệu tiêu tán): Bất kỳ loại vật liệu nào được trang bị để tăng độ tiêu tán như bông thuỷ tinh, đệm polyester hoặc mút… đặt trong thùng loa để giảm sự cộng hưởng tần số của nón loa bass.
Decibel (dB): Là đại lượng để đo cường độ của âm thanh. Mỗi dB được coi là một sự thay đổi nhỏ nhất trong cường độ âm thanh, có thể nhận biết được bởi tai người.
Diaphragm (Màng rung): Trong một củ loa, màng rung là chi tiết được điều khiển bởi cuộn dây loa, nó chuyển động và tạo ra sóng không khí, tạo nên âm thanh. Màng rung thường có hình dáng của hình nón hoặc dạng vòm.
Dipolar (Lưỡng cực): Là thiết kế loa với những cặp loa đối diện được cân chỉnh cho lệch pha và toả âm ra nhiều hướng khác nhau. Điều này dẫn tới việc triệt âm lẫn nhau giữa các loa con và người nghe chỉ cảm nhận được âm thanh được phản hồi từ những bức tường xung quanh phòng nghe. Công nghệ này thường được ứng dụng trong loa “surround” của hệ thống home theater.

Dispersion (Phát tán): Là sự phát tát của sóng âm sau khi ra khỏi loa.
Distortion (Méo): Đây là thuật ngữ được sử dụng cho bất kỳ một yếu tố nào làm biến đổi tín hiệu đầu vào gốc, khác với việc thay đổi về mặt âm lượng.
Dolby Digital: Là phương pháp của phòng thí nghiệm Dolby trong việc mã hoá và giải mã các kênh âm thanh trong xem phim và nghe nhạc.
Dolby ProLogic: Là phương pháp ma trận của phòng thí nghiệp Dolby để mã hoá 4 đường tín hiệu âm thanh (phía trước bên trái, phía trước bên phải, trung tâm phía trước và phía sau) thành hai đường và sau đó tái tạo bằng bộ giải mã Dolby ProLogic.
Dome (Loa treble đom): Là loa trình diễn dải tần cao với màng rung dạng vòm.
Driver (củ loa/loa con): Một bộ phận trong hệ thống loa trực tiếp tạo nên âm thanh, ví dụ như loa trung, loa bass (woofer) hoặc loa treble (tweeter). Như vậy, thuật ngữ “loa” cần hiểu là một hệ thống gồm có loa con + bộ phân tần + thùng loa và những chi tiết phụ khác.
DSP (Xử lý tín hiệu số): Chương trình được sử dụng để thay đổi tín hiệu đầu vào số với một số ứng dụng phổ thông như xử lý thời gian trễ của các loa phía sau, cân chỉnh cho loa subwoofer, lọc tần số thấp khỏi các loa vệ tinh và thêm các hiệu ứng (rạp hát).
DTS (Hệ thống rạp hát số): Là tên gọi của phương pháp mã hoá các kênh âm thanh để xem phim và nghe nhạc. Có thể lên tới 7 kênh (6.1). Phương thức này tỏ ra ưu trội hơn so với Dolby Digital 5.1.

http://wiki.hdvnbits.org/index.php?title=Thu%E1%BA%ADt_ng%E1%BB%AF_audio

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

[Android] [Anti Virus] [Audio] [Design] [Encoding] [Excel] [Guitar Pro] [HD phim] [Hooking] [iOS] [mySQL] [PHP] [Pic] [Programming] [Repair Disk] [Security] [Subtitle] [Sync Sub] [System Info] [Using soft] [Using Tools] [Video] [Word] ẢNH ẢNH BẠN BÈ ẢNH CHỤP Ảnh Của Tôi ảnh đẹp Ảnh động Ảnh động đẹp ẢNH GH.ĐỘNG SONCA ẢNH GH.NG ẢNH GH.NG VÀ CẢNH ẢNH GIA ĐÌNH Ảnh hoa đẹp Ảnh trang trí 3 Ảnh trang trí 4 Bài hát yêu thích BẠN ĐỒNG MÔN Cách cắm hoa Chăm sóc hoa CODE ĐÀN NGỰA CHẠY DƯỚI CHÂN TRANG-CHUỘT CHẠY BLOGSPOT ĐỊA CHỈ TRANG GHÉP ẢNH GH.NG GHÉP ẢNH SC -BẠN BÈ-GIA ĐÌNH 13 (TRANG http://www.loonapix.com) Happy New Year Hạt giống hoa Hoa anh đào Hoa anh thảo Hoa Baby Hoa Bằng lăng Hoa bất tử Hoa Bleeding heart Hoa Bồ Công Anh Hoa cải Hoa Cát Tường Hoa Cẩm Chướng Hoa cẩm tú Hoa cây roi Hoa cúc Hoa cưới Hoa dạ yến thảo Hoa dâm bụt Hoa đào Hoa đỗ quyên Hoa đồng tiền Hoa gạo Hoa giấy Hoa hải đường Hoa hồng Hoa hướng dương Hoa kim châm Hoa kim cương Hoa Lan Hoa lê Hoa lily hoa loa kèn Hoa lưu ly Hoa mai Hoa mẫu đơn Hoa mười giờ Hoa ngọc lan Hoa ngũ sắc Hoa oải hương Hoa phượng Hoa Sen Hoa sen trắng Hoa sim Hoa sứ Hoa sử dương tử Hoa sữa Hoa Thạch Thảo Hoa thiết mộc lan Hoa thủy tiên Hoa thược dược Hoa tulip Hoa Violet Hoa xương rồng LINK TRANG GHÉP ẢNH TRỰC TUYẾN VÀ CODE CHỈNH HÌNH MÙA HẠ Nhạc Không Lời nhật kí Quốc hoa Thông tin riêng blog Thơ của tôi. Thơ hay thơ hay 2 THƠ LỤC BÁT THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ THỦ THUÂT BLOG THỦ THUẬT BLOG Tổng Hợp TRÁNG TẠO VIDEO TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ XE ĐẠP ĐIỆN Ý nghĩa các loài hoa