Hoa hồng gặp rất nhiều loại sâu bệnh hại nhưng trong đó nhện đỏ là một trong những dịch bệnh phổ biến và gây đau đầu nhất. Dưới đây là các trị loại sâu bệnh này :
Cách nhận biết nhện đỏ
Nhện đỏ là loại nhện gây hại cho cây cối, rau trồng. Từ những loại cây hoa trong nhà, cho đến cây ăn quả, cây chè trồng đều,...đều có thể bị nhện đỏ tấn công. Những con nhện đỏ rất nhỏ và khó nhận biệt bằng mắt thường. Chúng sống và hoàn hành quanh năm. Một con nhện đỏ cái có thể đẻ khoảng 90 trứng và sẽ nở trong vòng 8 ngày. Nhện non phát triển trong 12 ngày và trưởng thành trong 30 ngày. Đặc biệt, trong mùa hè, thời gian phát triển rút ngắn hơn rất nhiều.Nhện đỏ chuyên sống ở cả hai mặt từ lá bánh tẻ đến lá trưởng thành, và thường tập trung dọc hai bên gân chính của lá. Khi nhện gây hại, lá cây sẽ chuyển dần sang màu hung đỏ. Lá cây xuất hiện một lớp mạng nhện nhỏ bao ơhNhện gây hại làm lá chè chuyển thành màu hung đỏ. Nhện đỏ ăn biểu bì của lá, dùng vòi hút nhựa cây làm cây inh trưởng kém và chết dần.
Nhện đỏ thường thích núp ở mặt dưới lá cây. Khi thấy lá cây bắt đầu chuyển màu và úa dần, bạn lật mặt dưới và soi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhện đỏ bò li ti. Hoặc nếu bạn nhìn xuyên qua đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua sẽ thấy những tơ nhện bao quanh ngọn cây.
Cách phòng và chữa trị bệnh nhện đỏ
Phòng bệnh nhện đỏ:- Dùng vòi phun có tia nước mạnh để phun rửa lá cây. Áp lực sẽ khiến nhện văng ra khỏi lá.
- Tưới đủ nước để cây có dư nhựa cho cây, cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhện đỏ hút.
- Phun nước trên lá thường xuyên khiến nhện bị ướt và vướng víu không di chuyển được và làm chậm sự phát triển của nhện.
Cách trị bệnh nhện đỏ :
Không nên trồng hoặc đặt các chậu cây hoa hồng quá xít nhau, để vườn hoa hồng có độ thông thoáng.
- Hàng ngày khi tưới tắm, chăm sóc vườn hồng các bạn nên chú ý quan sát cây hoa hồng, kiểm tra bộ lá hoa hồng (nhất là những lá từ giai đọan bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như sau: ngắt những lá hoa hồng nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao. Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây các bạn có thể dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Vimite 10ND; D-C-Tron Plus 98,8EC; Vibamec 1.8EC; Vimatox 1.9EC; Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Cascade 5EC; Nissuran 5EC;... Do nhện là một loài dịch hại rất dễ kháng thuốc, vì thế các bạn không nên chỉ dùng một loại thuốc liên tục trong một thời gian dài (dù thuốc đó diệt nhện rất tốt) mà các bạn nên dùng luân phiên những loại thuốc trên đây với nhau. Về liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét